Ô nhiễm nguồn nước là một vấn đề đáng quan tâm toàn cầu, các nguồn nước thải, rác,.. là một trong những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm nước. Vì vậy, việc xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường là vô cùng cần thiết. Một trong số những biện pháp hiện nay là sử dụng hóa chất xử lý nước thải công nghiệp để xử lý nước thải. Các loại hóa chất xử lý nước thải có nhiều chủng loại và rất đa dạng, cùng với nhiều đặc điểm khác nhau để có cách sử dụng và xử lý khác nhau. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu hóa chất xử lý nước thải là gì? Và các loại hóa chất xử lý nước thải hiện nay để có các cách dùng đúng cách và phù hợp nhé!

1. Hóa chất xử lý nước thải là gì?
Hóa chất xử lý nước thải là tên gọi chung của các loại hóa chất có thể khử sạch các chất độc hại của các nước thải sinh hoạt, nước thải của các nhà máy trước khi thải ra môi trường. Sau khi sử dụng hóa chất xử lý nước thải công nghiệp sẽ tạo ra nguồn nước an toàn để đảm bảo an toàn cho con người cũng như cho môi trường hệ sinh thái.
Nước thải nếu không qua quá trình xử lý, đảm bảo mà thải trực tiếp ra môi trường, thì các chất độc hại có trong nước thải sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của con người như mắc các bệnh ngoài, hô hấp, ung thư,…hay môi trường sinh thái sẽ bị hủy diệt tạo ra các dòng sông chết, vùng đất chết.

2. Các loại hóa chất xử lý nước thải
2.1 Hóa chất keo tụ
Gồm các loại như phèn sắt, phèn nhôm, PAC, Polytetsu,..tạo nên những bông cặn có kích thước lớn và lắng xuống đáy.
– PAC
+ Có công thức [Al2(OH)nCl6nxH2O]m, có dạng bột màu vàng, dễ tan, kém tỏa nhiệt, dung dịch trong suốt, có tác dụng khá mạnh về tính hút ẩm.
+ Có thể xử lý nước thải chứa cặn lơ lửng như nước thải công nghiệp, xử lý nước cấp dân dụng, nước cấp công nghiệp, dùng lắng trực tiếp nước sông hồ kênh rạch tạo nước sinh hoạt, những bể nuôi con giống thủy sản cũng có thể dung PAC.
+ Liều lượng: Pha chế thành dung dịch 5 – 10% và châm vào nguồn cần xử lý. Liều lượng xử lý nước mềm là 1 – 10 g/m3 PAC. Liều lượng xử lý nước thải là 20 – 200 g/m3 PAC.

– Polytetsu
+ Có công thức [Fe2(OH)n(SO4)3n/2]m, có dạng bột màu vàng, thường 1 bao sẽ có 25kg, xuất xứ từ Nhật Bản.
+ Tạo keo tụ, tạo bông trong xử lý nước và nước thải, khử mùi và làm giảm BOD, COD trong nước thải, loại bỏ những kim loại nặng, photpho.
+ Liều lượng: Pha với nước theo tỷ lệ 10 – 20%, 3g/m3 tùy vào điều kiện và chất lượng nước.
2.2 Hóa chất trợ lắng
Gồm các loại: Polymer Cation và Polymer Anion.
– Polymer Cation
+ Công thức (C3H5ON)n, dạng bột, màu trắng, không mùi, tan hoàn toàn trong nước, tính ăn mòn, độ nhớt cao, hoạt động ở cả axit lẫn bazơ, gây kích ứng mắt và da, 1 bao có 25kg, xuất xứ tại Anh.
+ Dùng trong xử lý nước thải công nghiệp, sinh hoạt,…xử lý bùn, keo tụ gia tăng khả năng đông tụ, tăng độ lắng, lọc nước giảm chất rắn lơ lửng. Là chất cô đặc, trợ lắng, hút nước nhanh chóng.
+ Liều lượng: Hòa trộn 0.5kg Polymer Cation vào 1000 lít nước, khuấy đều và sử dụng.
– Polymer Anion
+ Công thức CONH2[CH2-CH-]n, dạng bột có màu trắng, không mùi, hút ẩm mạnh, nở to trong nước, xuất xứ từ Anh.
+ Dùng làm chất keo tụ tạo bông. Mục đích nhằm kết lắng các chất thải rắn hay dạng keo kích thước nhỏ, giúp đẩy nhanh quá trình diễn ra, giảm SS, COD của nước. Làm chất phụ gia và kết dính thức ăn thủy sản, chất bảo lưu, làm khô bùn sau xử lý.
+ Polymer Anion được hòa tan trong nước tạo thành dung dịch gốc, sau đó bơm vào hệ thống cần xử lý.
2.3 Hóa chất cân bằng pH
– Xút vảy NaOH
+ Có dạng viên, hạt, vảy, dung dịch 50%, không mùi, tồn tại dưới dạng chất rắn màu trắng, nồng độ 99%. Khi hòa tan NaOH bắt buộc dùng nước lạnh vì rất dễ hấp thụ bởi khí CO2. Xuất xứ từ Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Thái Lan.
+ Được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp hóa chất và luyện kim, ngành dệt nhuộm, y dược , thuốc trừ sâu, hóa hữu cơ tổng hợp. Ngoài ra còn được dùng để sản xuất các loại hóa chất đi từ xút.
+ Tùy vào độ pH mà thêm lượng hóa chất cho phù hợp để cân bằng về mức ổn định.
– Acid Sunfuric
+ Là loại acid mạnh, chất lỏng sánh, không màu, không bay hơi, nặng gấp 2 lần nước. Có nồng độ 98%, có thể hòa tan trong nước theo bất kỳ tỷ lệ nào. Xuất xứ từ Việt Nam.
+ Được sử dụng chủ yếu trong các ngành công nghiệp: sản xuất phèn, sắt thép, xử lý nước,..còn được dùng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu,..
+ Khi pha acid sunfuric cần cho acid vào nước, không được cho ngược lại.
2.4 Hóa chất khử trùng
– Chlorine Hi Chlon 70%
+ Công thức là Ca(OCl)2, dạng hạt nhỏ trắng đục, hút ẩm mạnh, dễ hòa tan, hàm lượng Clo là 70%. Độ ẩm là 10 – 14%, 1 thùng có 45kg, xuất xứ từ Nhật.
+ Dùng để vệ sinh hồ bơi, khử trùng và khử mùi nước thải nhà máy, hệ thống thoát nước, cầu cống và thùng chứa thực phẩm.
+ Clo hoạt tính được tính bằng 3 -5 mg/l đối với nước thải sau xử lý sinh học hoàn toàn.
– Chlorine Niclon 70G Tosoh
+ Chứa hàm lượng Clo cao nhất được cô đặc 70%, có dạng hạt, ít bụi, lưu trữ lâu dài, hòa tan nhanh, không gây hại cho môi trường, xuất xứ từ Nhật.
+ Dùng xử lý nước hồ bơi, xử lý nước cấp,.. Ngoài ra còn dùng để tẩy trắng, tẩy uế và oxy hóa cực kì hiệu quả.
+ Liều lượng: Trung bình dùng khoảng 0.7 mg/l nước thải (tùy vào từng loại nước thải).

2.5 Hóa chất cung cấp dinh dưỡng cho vi sinh
Hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng phụ thuộc vào thành phần của nước thải và tỷ lệ giữa chúng được xác định bằng thực nghiệm.
– Acid Photphoric
+ Có công thức hóa học là H3PO4.
+ Chủ yếu cung cấp photpho cho vi sinh vật ở bể xử lý sinh học.
+ Liều lượng: 20kg/ngày đêm.
– Ure
+ Chủ yếu cung cấp nitơ cho vi sinh vật ở bể xử lý sinh học.
+ Liều lượng: 80kg/ngày đêm.
Việc sử dụng các loại hóa chất để xử lý nước thải là vô cùng quan trọng. Nó giúp làm sạch, khử trùng, khử mùi của nước thải. Như vậy khi thải nước thải ra môi trường mới đảm bảo được cuộc sống xung quanh và môi trường hệ sinh thái. Mỗi loại hóa chất xử lý nước thải công nghiệp đều có những đặc thù khác nhau. Tùy vào mỗi điều kiện khác nhau mà ứng dụng các loại hóa chất xử lý nước thải khác nhau và phù hợp với các điều kiện để tạo ra kết quả và hiệu quả tốt nhất.