Phân hóa học đang ngày càng làm bạc màu, thoái hóa đất, gây ô nhiễm môi trường cũng như là hại đến sức khỏe của con người do chất bảo vệ thực vật. Thì một trong những định hướng và chủ trương của nước ta gần đây sử dụng các chất tự nhiên để thay thế cho các chất hóa học. Vì thế, việc sử dụng phân bón hữu cơ sinh học là vô cùng hợp lý và đồng thời cũng để bảo vệ môi trường sinh thái, sức khỏe của con người. Hãy cùng Hoàng Phát JSC tìm hiểu chi tiết bài viết dưới đây
1. Phân bón hữu cơ sinh học là gì?
Phân bón hữu cơ sinh học là loại phân bón hữu cơ được chế biến dựa trên nguồn nguyên liệu hữu cơ (có thể có thêm than bùn) được xử lý và lên men theo một quy trình công nghiệp với sự tham gia của một hay nhiều chủng vi sinh vật nhằm tiêu diệt các mầm bệnh có trong nguyên liệu và nâng cao hàm lượng chất dinh dưỡng chứa trong phân bón để cung cấp cho cây trồng.
2. Công dụng của phân bón hữu cơ sinh học
2.1 Phân bón hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng đầy đủ, cân đối, bền vững
Phân bón hữu cơ đều chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng N,P,K cần thiết cho cây trồng. Ngoài ra còn có các nguyên tố trung lượng và vi lượng ở dạng dễ hấp thu giúp cây trồng phát triển cân đối.
Các chất dinh dưỡng sẽ được phân giải từ từ để có thể cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng trong thời gian dài. Như vậy đảm bảo đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng trong suốt thời gian sinh trưởng của cây. Phân bón hữu cơ sinh học có thể được dùng để bón phân cho lúa, bón phân cho hoa hồng và hầu hết mọi cây trồng.
Đặc biệt trong các loại phân hữu cơ còn có các loại vi sinh vật hữu ích: vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải xenlulo… khi sử dụng cho cây trồng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hữu ích phát triển, hạn chế tối đa các vi sinh vật gây hại.
Xem thêm
Thế nào là bón phân hợp lý cho cây trồng? – Hoàng phát JSC
Quy trình và kỹ thuật bón phân cho lúa mang lại năng suất cao
2.2. Giúp cây trồng phát triển cân đối, ổn định
Khi bón xuống đất phân hữu cơ phân hủy thành các chất mùn chứa các loại axit hữu cơ: axit humic, axit fulvic… kích thích sự phát triển của rễ cây, giúp rễ cây dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng. Trong trường hợp các chất axit này được phun lên lá cũng sẽ giúp tăng cường quá trình quang hợp của cây trồng.
2.3. Tăng chất lượng nông sản
Việc sử dụng phân bón hữu cơ sẽ giúp cây trồng cho nông sản có chất lượng cao hơn. Đối với phân hữu cơ sau khi được chế biến sẽ loại bỏ được các yếu tố độc hại với con người, không để lại tồn dư hóa chất trong nông sản như sử dụng các loại phân bón vô cơ. Vì trong phân bón hữu cơ đã có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng cùng hệ thống vi sinh vật hữu ích giúp nhà nông hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nên sản phẩm luôn an toàn cho người sử dụng, người tiêu dùng.
2.4. Tăng hàm lượng dinh dưỡng, cung cấp chất mùn, cân bằng vi sinh vật trong đất
Phân hữu cơ phân giải tạo ra chất mùn, tạo nên sự kết dính của kết cấu đất. Nhờ có kết cấu mà đất trở nên tơi xốp, thông thoáng tăng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Phân hữu cơ sẽ cải tạo đất tạo môi trường thuận lợi cho hệ thống vi sinh vật phát triển, hạn chế các vi sinh vật gây hại cây trồng, điều đó góp phần cải tiến hệ thống vi sinh vật trong đất theo hướng có lợi cho đất và cây trồng.
2.5. Hạn chế sự rửa trôi và xói mòn đất
Các chất hữu cơ được phân giải sẽ kết hợp với các chất khoáng dinh dưỡng trở thành các phức hệ hữu cơ- khoáng có tác dụng quan trọng trong việc làm giảm sự rửa trôi, xói mòn các chất dinh dưỡng. Ngoài ra với các chất mùn có trong phân hữu cơ làm tăng tính ổn định của kết cấu đất. Vì thế bảo vệ được cấu trúc đất, hạn chế tối đa việc xói mòn.
2.6. Cải tạo đất trồng
Phân bón hữu cơ có công dụng rất tốt trong việc cải tạo đất trồng. Đặc biệt đối với đất cát, đất bạc màu. Phân hữu cơ tác động mạnh đến cấu trúc đất, cải thiện các tính chất lý, hóa, sinh học của đất tốt hơn. Chính vì thế tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ là cách quan trọng để cải tạo đất sản xuất nông nghiệp nói chung của nước ta.
2.7. Không gây ô nhiễm môi trường
Không giống như phân bón vô cơ chứa các hóa chất độc hại, khó phân hủy ở môi trường tự nhiên thì phân bón hữu cơ có thể phân hủy hết trong điều kiện tự nhiên. Các chất có gốc muối sunfat, clo, nitrat… có trong phân hóa học khi kết hợp với các ion tự do trong đất sẽ tạo thành các axit làm đất bị chua, khi các chất độc này ngấm xuống nước sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Phân bón hữu cơ làm tăng kết cấu của đất. Giúp đất trở thành một bộ máy lọc thông minh, lọc các chất độc có trong đất, nước rồi từ từ phân hủy hoặc làm giảm tính độc của chúng, giúp bảo vệ môi trường, an toàn cho con người.
2.8. Bón phân hữu cơ giúp nhà nông tiết kiệm nước tưới
Việc sử dụng phân bón hữu cơ thường xuyên giúp đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, giữ ẩm. Chính vì thế giúp hạn chế việc phải tưới nước thường xuyên. Giúp nhà nông tiết kiệm chi phí, công sức nhưng cây trồng vẫn phát triển cân đối.
2.9. Hạn chế việc sử dụng phân bón vô cơ
Tác hại của phân bón vô cơ đối với con người, môi trường đã quá rõ ràng. Việc sử dụng phân bón hữu cơ giúp giảm lượng phân bón vô cơ trong sản xuất nông nghiệp, phục hồi đất canh tác, giúp cây trồng phát triển cân đối. Đây là giải pháp tối ưu nhất cho nền nông nghiệp nước ta lúc này.
2.10. Nâng cao chất lượng sản phẩm, tốt cho con người, vật nuôi.
Việc sử dụng phân bón vô cơ trong không đúng cách khiến tồn dư chất độc hại trong nông sản. Đồng thời làm giảm lượng chất dinh dưỡng có nông nông sản, từ đó nông sản sẽ giá trị thấp. Việc sử dụng phân bón hữu cơ giúp nông sản không bị tồn dư các hóa chất độc hại, tăng hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm. Cho nên việc sử dụng phân bón hữu cơ rất an toàn cho con người.
3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng phân hữu cơ sinh học
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của việc sử dụng phân hữu cơ sinh học, làm giảm hiệu quả của phân. Những yếu tố phổ biến nhất được chúng tôi tổng hợp dưới đây:
– Thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật kết hợp sử dụng cùng phân hữu cơ sinh học sẽ làm giảm tác dụng của phân. Còn có thể gây hại tới cây trồng và hệ sinh vật trong đất.
– Nhiệt độ, loại đất trồng và cách bón phân quyết định hiệu quả của việc hấp thụ của cây trồng.
4. Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học
Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học cần trải qua nhiều công đoạn. Bà con có thể tham khảo quy trình sản xuất phân hữu cơ sinh học như sau:
Bước 1: Xác định loại phân hữu cơ sinh học cần sản xuất. Từ đó chọn ra nhóm ính vật phù hợp để thực hiện quá trình ủ phân.
Bước 2: Phân lập và tuyển chọn vi sinh vật phù hợp.
Bước 3: Chuẩn bị nguyên liệu và lựa chọn phương án lên men.
Bước 4: Tạo môi trường lên men hợp lý để vi sinh vật tăng trưởng thuận lợi.
Bước 5: Tiến hành đưa nguyên liệu vào ủ.
Bước 6: Tiến hành sử dụng khi đã ủ trong thời gian thích hợp.
Trên đây là bài viết chi tiết về phân hữu cơ sinh học. Hy vọng bài viết là nguồn thông tin hữu ích giúp bà con nâng cao được chất lượng và năng suất cây trồng.
Hoàng Phát JSC là công ty hàng đầu phân phối phân bón và hóa chất công nghiệp. Tất cả sản phẩm đều được sản xuất trên dấy truyền hiện đại nhất. Đồng thời, qua kiểm định chặt chẽ mang đến những sản phẩm tốt nhất cho người dùng. Hơn nữa, với đội ngũ nhân viên nhiệt tình làm việc 24/7 tiếp nhận và giải đáp thắc mắc của bà con.
Liên hệ ngay để biết thêm chi tiết và nhận được những ưu đãi hấp dẫn.